
GIỚI THIỆU DỊCH VỤ TĂNG TRAFFIC - UpGG
Hữu Doanh Nguyễn
Thứ Sáu,
07/03/2025
Nội dung bài viết Lỗi giao diện: file 'snippets/icon-arrow.bwt' không được tìm thấy
GIỚI THIỆU DỊCH VỤ TĂNG TRAFFIC - UpGG
Website là công cụ kinh doanh hiệu quả mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần, đặc biệt trong thời đại mọi thứ đã được chuyển lên nền tảng số. Bạn đã sở hữu một website, tuy nhiên lại có rất ít người tìm đến nó dù bạn đã bỏ ra nhiều tiền bạc và công sức để đầu tư cho “công cụ marketing” này. Vậy phải làm thế nào để “kéo” nhiều người đến với website của mình hơn? Cùng tìm hiểu trọn bộ về traffic cho website và làm thế nào để tăng traffic cho website trong bài viết sau đây nhé!
Bạn đang muốn mua camera chống trộm
Trước tiên chúng ta hãy thử phân tích hành vi của một người dùng mạng thông thường.
Dạo này tình hình an ninh không tốt lắm nên bạn muốn mua mấy cái camera chống trộm để lắp quanh nhà. Rất nhanh chóng, bạn lấy điện thoại hoặc laptop ra, vào trình duyệt và gõ tìm kiếm "camera chống trộm", ngay lập tức bạn sẽ có 1 danh sách hàng nghìn các kết quả tìm kiếm về camera chống trộm. Trong trường hợp này, "camera chống trộm" được gọi là từ khoá tìm kiếm.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy các kết quả tìm kiếm trong danh sách đó đều là các đường link đến các website khác nhau, có website nói về cấu tạo của camera, có website đánh giá các loại camera ... nhưng nhiều nhất vẫn là website của các cửa hàng bán camera, lắp đặt camera.
Chúng ta đều biết rằng danh sách kết quả này là do Google lập ra theo từ khoá tìm kiếm của bạn và được sắp xếp theo 1 thứ tự từ trên xuống dưới theo cách đánh giá của Google gọi là rank. Các website có rank cao thì được xếp lên đầu, các web có rank thấp thì tụt xuống tít vị trí mấy trăm hoặc mấy nghìn.
Sau 1 hồi cuộn lên cuộn xuống, bấm sang trang 2 trang 3, bạn nhận ra là có quá nhiều website bán camera chống trộm, cái nào cũng thấy ghi là tốt nhất, rẻ nhất, giá sập sàn... và bạn bối rối không biết bấm vào website nào để xem tiếp.
Nhiều phân tích đã chỉ ra rằng: 50% người dùng sẽ bấm vào các kết quả tìm kiếm ở ngay trang đầu, 30% bấm vào các link ở trang 2 và trang 3, chỉ có 20% cuộn tiếp. Điều này là do tâm lý khách hàng tin vào thứ tự sắp xếp mà Google gợi ý, họ tin vào sự đánh giá của Google đã xếp các website được đánh giá tốt, có uy tín lên phía trên.
Bạn là người sở hữu website
Cho dù bạn là tập đoàn khổng lồ đa quốc gia hay là công ty trách nhiệm rất hữu hạn 1 thành viên duy nhất theo đúng nghĩa đen thì website vẫn là bộ mặt của bạn trên không gian mạng, nhất là trong thời đại chuyển đổi số và tất cả lên mây như hiện nay. Thứ hạng website của 1 công ty trên Google thậm chí ảnh hưởng lớn đến giá trị cổ phiếu của công ty đó.
Nếu bạn là người bán hàng trực tuyến thì website chính là cửa hàng mặt tiền, thứ hạng của nó trên Google sẽ quyết định của hàng của bạn ở mặt đường lớn hay trong hẻm nhỏ heo hút.
Chủ một công ty Dotcom hàng đầu ở thung lũng Silicon đã phát biểu rằng: ở thời đại này, bạn sẽ chẳng là ai nếu không ai tìm thấy bạn trên Google.
Dĩ nhiên ngoài công cụ tìm kiếm Google thì cũng còn có các công cụ tìm kiếm khác với cách tính rank khác, nhưng theo Digital Marketing Agency UPGOW thì thị phần tìm kiếm bằng Google năm 2023 chiếm 83%, đứng thứ 2 là Bing của Microsoft chỉ chiếm 9%.
Vậy làm thế nào để website của bạn được nhiều người biết đến?
Nếu bạn để ý thì sẽ thấy ở đầu các trang kết quả tìm kiếm của Google thường có 1 số link đến các website mà Google đánh dấu riêmg là "Add" hay "Sponsored", dịch nôm na là "trả phí để mua chỗ đứng". Đó cũng là cách thứ nhất để đưa website bạn lên hàng đầu danh sách. Cách này sẽ hữu hiệu nếu bạn cần chạy chương trình quảng bá thương hiệu trong thời gian ngắn hoặc bạn có tiềm lực tài chính hùng mạnh để trả phí cho Google duy trì năm này qua năm khác bởi vì ngay khi bạn dừng thanh toán, website của bạn sẽ trở về đúng vị trí của nó.
Cách thứ hai là bạn gửi địa chỉ website của mình đến cho càng nhiều người càng tốt để họ bấm vào. Bạn post thật nhều bài trên các mạng xã hội mà trong bài đó có gắn liên kết đến website của bạn hay còn gọi là backlink, gửi chúng đến toàn bộ danh bạ Zalo, trả tiền cho các báo điện tử để đăng bài có gắn backlink, post bài vào tất cả các hội nhóm kể cả các hội nhóm bỉm sữa chẳng liên quan gì với hi vọng ai đó sẽ bấm vào link và biết đâu họ sẽ là khách hàng tiềm năng sau này. Cách này cũng sẽ có hiệu quả ban đầu nhưng khi bạn tua lại lần thứ 2, lần thứ 3 thì sẽ chẳng còn ai muốn bấm vào link của bạn nữa và rank của bạn sẽ lao dốc không phanh. Những người dùng đến với website của bạn theo cách này gọi là người dùng được giới thiệu.
Cách thứ 3 là dùng biện pháp nào đó để tăng rank của bạn trên cỗ máy tìm kiếm khổng lồ Google. UpGG cung cấp cho bạn giải pháp này.
Google Rank
Rank của 1 website đơn giản là một con số chỉ ra vị trí của website đó trong danh sách tìm kiếm. Rank cao nhất là 1 nghĩa là website đó sẽ hiển thị ở vị trí số 1, rank thấp có thể là vài trăm, vài nghìn.
Với cùng 1 website thì rank cho mỗi từ khoá sẽ không giống nhau. Chẳng hạn như trong ví dụ trên: website của bạn bán camera chống trộm, nếu 1 người dùng nào đó tìm "camera an ninh" thì có thể website của bạn sẽ hiện lên ngay đầu danh sách kết quả tìm kiếm tức là có rank bằng 1 với cụm từ khoá "camera an ninh", nhưng nếu người dùng gõ "camera theo dõi chồng" thì có thể website của bạn sẽ hiện ở vị trí số 150 tức là rank của bạn với cụm từ khoá "camera theo dõi chồng" là 150.
Google tính rank cho 1 website dựa trên rất nhiều yếu tố mà nó thu thập được từ nội dung, cách thiết kế cũng như sự tương tác với người dùng trong quá trình hoạt động lâu dài của website đó.
SEO
Về thiết kế web và nội dung, Google đưa ra bộ quy tắc gọi là SEO (search engine optimization), các quy tắc này giúp tăng tốc độ load trang web và cũng giúp cho Google dễ dàng đọc hiểu được các trang web của bạn. Bộ quy tắc này bao gồm nhiều yêu cầu như kết cấu, bố cục trang, font chữ, định dạng và kích thước các hình ảnh sử dụng trong trang, vị trí các thẻ <h1>, <h2>, số lượng các file javascript, độ tương phản màu sắc, hỗ trợ người khiếm thị...
Nếu website của bạn làm đúng chuẩn SEO thì sẽ thuận lợi hơn cho Google hiểu được, từ đó sẽ lập chỉ số, phân loại cũng như tính rank cho website của bạn. Nếu bạn làm sai chuẩn thì rất có thể Google sẽ không đọc hiểu được website của bạn và việc tính rank cho nó sẽ trở nên khó khăn.
Ngoài ra SEO cũng giúp website của bạn hoạt động nhanh hơn, trơn tru hơn trong việc tương tác với người dùng.
SEO được tính theo phần trăm, nếu trang web của bạn đạt điểm SEO 100% tức là đã tuân thủ đầy đủ theo chuẩn. Để kiểm tra 1 trang web đạt bao nhiêu % SEO, bạn có thể dùng công cụ online tại địa chỉ https://pagespeed.web.dev hoặc dùng công cụ Lighthouse có sẵn trong trình duyệt Google Chome.
TRAFFIC
Về tính tương tác với người dùng, Google sẽ thu thập dữ liệu từ những người vào xem trang web của bạn để đánh giá xem website của bạn có quan trọng và có ý nghĩa với người dùng hay không. Nếu website của bạn có tính tương tác cao thì Google đánh giá web của bạn là "hữu ích" và sẽ nâng rank của bạn lên, còn nếu Google cho rằng web của bạn là "tào lao" thì... chúng ta đều biết sẽ thế nào.
Để đo tính tương tác với người dùng, Google thu thập nhiều thông tin. Đầu tiên sẽ là số lượng người xem web của bạn. Một website có hàng chục nghìn người xem dĩ nhiên có ý nghĩa khác với web có vỏn vẹn 10 người xem. Tiếp theo là thái độ của người dùng, nếu người dùng vào website của bạn và xem hết trang này đến trang khác, tại mỗi trang đều cuộn lên cuộn xuống xem kỹ càng thì tức là web của bạn cung cấp các thông tin hữu ích với người dùng. Còn nếu người dùng vào trang đầu tiên được 3 giây đã thoát ra thì theo Google, chắc là web của bạn chẳng có ý nghĩa gì cả.
BACKLINK
Một chỉ số mà Google đánh giá cao là: làm sao người dùng biết đến website của bạn. Google sẽ thu thập các thông tin là người dùng nhấp chuột vào backlink ở đâu để từ đó vào website của bạn, ví dụ như bấm từ Facebook, Zalo, vnexpress.net, tinhte.vn, từ các email, từ game Minecraft, Liên Quân Mobile, Roblox hay từ các công cụ tìm kiếm...
ORGANIC TRAFFIC
Trong các nguồn giới thiệu đó dĩ nhiên Google sẽ đánh giá cao nhất những người dùng tìm đến website của bạn từ chính công cụ tìm kiếm của Google hay nói cách khác là những người dùng thông qua Google Search để tìm thấy website của bạn; những người dùng này gọi là user mục tiêu hay như Google gọi là Organic vì thông qua các user này, Google sẽ biết thêm được từ khoá mà người dùng đã gõ khi tìm kiếm để đến website của bạn. Đây cũng là cơ sở để Google tính rank cho các từ khoá.
Như đã nói trên, Google tính rank cho các website theo từng từ khoá, tuy nhiên cũng có 1 mức rank cơ bản cho mỗi website. Điều này giống như nền đất của 1 ngôi nhà, nếu nền đất cao thì dù nhà chỉ có 1 tầng, người ta vẫn thấy được từ xa, nhưng nếu nền đất trũng thấp thì dù nhà 5 tầng vẫn khó tìm thấy. Số lượng user trực tiếp và user mục tiêu cùng ảnh hưởng đến rank cơ bản này.
Về nguyên tắc thì mọi từ ngữ trong nội dung các trang web đều là từ khoá, người dùng có thể tìm bất kỳ từ gì có trong nội dung để tìm thấy kết quả là website của bạn. Nếu chỉ có rank cơ bản thì thông thường website của bạn sẽ nằm rất sâu trong các kết quả tìm kiếm trừ khi nó là 1 từ khoá rất đặc biệt nào đó mà ít website đề cập đến. Nhưng ngay cả khi từ khoá là tên thương hiệu của bạn thì kết quả vẫn có thể ở vị trí vài trăm.
Để người dùng dễ tìm kiếm thấy web của bạn hơn thì cần làm cách nào đó để tăng rank cho một số từ khoá nhất định đặc trưng cho sản phẩm / dịch vụ của bạn - những từ khoá mà bạn dự đoán là khách hàng sẽ dùng để tìm kiếm ra được website của bạn. Quay lại với ví dụ trên về website bán camera chống trộm, bạn sẽ không bao giờ hi vọng người dùng tìm thấy bạn bằng các từ khoá như "thời trang" hay "máy bơm nước", thay vào đó, bạn sẽ tập trung tăng rank cho các từ khoá "camera chống trộm", "camera an ninh", "camera giá rẻ", "camera nhập khẩu" ... là các từ khoá mà người dùng thông thường sẽ dùng để tìm ra website của bạn từ Google.
UpGG
Trong 4 yếu tố ảnh hưởng đến rank kể trên thì SEO là việc dễ dàng nhất. Đây thuần tuý là công việc của người thiết kế và xây dựng website. Nếu bạn kiểm tra thấy điểm SEO của website của bạn thấp, hãy yêu cầu người hoặc công ty làm web cho bạn sửa lại đến khi nào điểm SEO đạt trên 90% đối với cả Mobile và Desktop.
Đối với backlink, bạn có thể viết bài đăng trên các website có uy tín như báo điện tử hay các diễn đàn lớn, quan trọng nhất là các bài viết đó phải chứa các liên kết về website của bạn tức là các backlink. Tuy nhiên, các backlink chỉ có ý nghĩa tăng rank nếu Google đo được lượng người dùng click chuột vào chúng để dẫn đến website của bạn. Nếu các backlink xuất hiện ở nhiều nơi nhưng không có ai bấm vào thì tác dụng tăng rank của chúng là rất nhỏ, hay nói cách khác là sau khi có backlink rồi thì vẫn cần có traffic qua đó.
UpGG tập trung chủ yếu vào mục tiêu tăng traffic cho website của khách hàng bao gồm:
- Lượng người dùng trực tiếp.
- Lượng người dùng được giới thiệu (người dùng bấm vào các backlink).
- Lượng người dùng mục tiêu (người dùng tìm kiếm từ khoá bằng công cụ Google Search).
Đo lường
Khách hàng có thể theo dõi sự ghi nhận của chính Google đối với website của mình, qua đó đánh giá hiệu quả mà dịch vụ UpGG mang lại.
Google cung cấp 2 công cụ đo lường cho các website:
- Google Analytics: đo lượng người dùng trực tiếp và người dùng được giới thiệu.
- Google Search Console: đo lượng người dùng mục tiêu.
Khách hàng cài đặt 2 công cụ này cho website của mình để có thể theo dõi các thống kê hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng... về số lượng người truy nhập website qua các nguồn khác nhau, trung bình mỗi người dùng xem bao nhiêu trang, mỗi trang xem bao nhiêu lâu...
BẠN CÓ NHU CẦU TĂNG TRAFFIC CHO WEBSITE CỦA MÌNH, HÃY LIÊN HỆ NGAY
Hotline: 093783317